PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỨ KỲ
TRƯỜNG THCS PHƯỢNG KỲ
Video hướng dẫn Đăng nhập

UBND HUYỆN TỨ KỲ
TRƯỜNG THCS PHƯỢNG KỲ

Số: 05/KH-THCSPK    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                    
Phượng Kỳ, ngày 15 tháng 9  năm 2019

 

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
 PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯỢNG KỲ 
GIAI ĐOẠN 2016-2020, TẦM NHÌN NĂM 2030


Trường THCS Phượng Kỳ nằm tại khu trung tâm xã Phượng Kỳ. Diện tích 6.210 m2; quy mô trường vào loại trung bình của huyện với 171 học sinh, 8 lớp, 17 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong những năm qua  trường THCS Phượng Kỳ đã phát triển toàn diện, nhiều năm được công nhận Tập thể Lao động tiên tiến.
    Căn cứ Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã Phượng Kỳ lần thứ XXVII; căn cứ Nghị quyết chi bộ trường THCS Phượng Kỳ nhiệm kỳ 2017-2020; căn cứ điều kiện cụ thể, trường THCS Phượng Kỳ xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
    Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế xã hội.
A. Tình hình nhà trường.
1. Môi trường bên trong:
1.1. Điểm mạnh.
* Về đội ngũ cán bộ quản lý(CBQL), giáo viên,  nhân viên
- Tổng số: 17 người, nữ 14; Trong đó: CBQL: 02, giáo viên: 12, Nhân viên: 3. 
Chi bộ có 11 đảng viên, trong đó đảng viên nữ: 9 đồng chí.
Trình độ Đại học: 14/17 người đạt: 82.3%, trong đó CBQL: 2/2 người đạt 100%; Giáo viên 10/12 người đạt 83.3% . Trình độ cao đẳng 3/17 người đạt 17.6%: trong đó: giáo viên: 2/12 người đạt 16.6%; nhân viên: 1/3 người đạt 3.3%; 
- Công tác tổ chức quản lí của Ban giám hiệu nhiệt tình, trách nhiệm, có ý thức đổi mới, sáng tạo. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá sâu sát. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Đội ngũ cơ bản đồng bộ về cơ cấu, đủ số lượng về biên chế. 
* Các hoạt động chuyên môn: Hàng năm nhà trường tổ chức các chuyên đề, hội giảng, hội thi về chuyên môn, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ngày càng có chất lượng, nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên,.
* Các đoàn thể Công đoàn, đoàn đội: Tập hợp được quần chúng và phối hợp chặt chẽ với chính quyền  trong việc tổ chức các hoạt động, các phong trào góp phần nâng  cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên   và giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
* Chất lượng học sinh:
Năm học    Số HS    Số lớp    Xếp loại học lực    Xếp loại hạnh kiểm    HS Giỏi
            Giỏi    Khá    TB    Yếu    Kém    Tốt    Khá    TB    Yếu    Huyện    Tỉnh
                                                SL    Thứ    
2015-2016    164    8    19    66    72    7        92    57    15    0    8    27/27    
            11.6    40.2    43.9    4.3        56.1    34.8    9.1    0            
2016-2017    169    8    19    80    70    0        109    43    17    0    7    25/27    
            11.2    47.3    41.4    0        64.5    25.4    10.1    0            
2017-2018    156    7    18    80    56    2        113    37    6    0    9    7/27    
            11.5    51.3    35.9    1.3        72.4    23.7    3.8    0            
2018-2019    164    7    18    77    59    5        122    33    5    0    13    14/27    
            11.3    48.4    37.1    3.1        76.3    20.6    3.1    0            
2019-2020    171    7    11    42    26    2        75    4    3    0    4    26/27    1
            13.1    50    30.95    2.38        89.29    4.76    3.57    0            
* Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu tối thiểu nhiệm vụ dạy và học trong giai đoạn hiện tại.
2. Điểm hạn chế.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên: năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa đều; còn có giáo viên năng lực chuyên môn hạn chế, nên việc thực hiện chuyên môn bị ảnh hưởng. 
- Chất lượng học sinh: Học sinh có học lực Trung bình, yếu còn cao, ý thức rèn luyện, ý thức học tập chưa tốt.  
Đa số con em nông thôn điều kiện gia đình còn khó khăn, bố mẹ phải đi làm tại các doanh nghiệp hoặc đi làm ăn xa, ít có điều kiện quan tâm đến giáo dục nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập.
- Cơ sở vật chất: Thiếu và chưa đồng bộ, thiếu hiện đại: thiếu  Phòng học bộ môn; khu nhà làm việc của GV, phòng học nhỏ, hẹp không đúng tiêu chuẩn. Chưa có phòng đa chức năng...
3. Thời cơ.
Có sự quan tâm của lãnh đạo, Đảng uỷ, HĐND, UBND và các Ban ngành đoàn thể trong địa phương, sự đồng thuận của cán bộ, giáo viên, nhân viên. 
Đội ngũ giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kĩ năng sự phạm khá, 
Nhà trường được Hội Cha mẹ học sinh quan tâm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.
Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.
4. Thách thức.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu dạy học.
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục và ý thức, động cơ học tập; sự quan tâm của cha mẹ học sinh, của xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng của một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên sa sút ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục.
5. Xác định các vấn đề ưu tiên.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát năng lực học sinh; nâng cao chất lượng toàn diện, phấn đấu đạt được trường có chất lượng.
- Từng bước tu sửa, nâng cấp, xây dựng mới và mua sắm mới cơ sở vật chất, kĩ thuật đáp ứng yêu cầu giáo dục.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên.
- Ứng dụng CNTT trong dạy - học và công tác quản lí.
- Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lí, giảng dạy.
- Xây dựng văn hoá nhà trường, tạo dựng môi trường thân thiện.
B. SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI VÀ TẦM NHÌN:
1. Sứ mệnh: Tạo dựng được môi trường học tập, giáo dục thân thiện, có chất lượng để học sinh phát triển toàn diện, có hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp, có kĩ năng sống, có khả năng sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước nhằm ổn định và phát triển nhà trường về mọi mặt. 
2. Các giá trị cốt lõi:
1- Tinh thần đoàn kết;             2- Tính trung thực;    
3- Tinh thần trách nhiệm.            4- Chất lượng, hiệu quả;
5- Sự hợp tác;                    6- Tính sáng tạo;     
7- Lòng tự trọng;                 8- Tình nhân ái;     
9- Khát vọng vươn lên.
3. Tầm nhìn:
 Xây dựng nhà trường có chất lượng giáo dục, tổ chức hoạt động toàn diện theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại; có đội ngũ giáo viên tốt, ứng dụng sáng tạo và hiệu quả công nghệ thông tin trong giảng dạy và các hoạt động giáo dục; môi trường học tập thân thiện, học sinh năng động, sáng tạo, tích cực biết ứng xử tốt các tình huống, đáp ứng yêu cầu của xã hội. 
4. Phương châm hành động: 
“Chất lượng, hiệu quả giáo dục làm nên thương hiệu, danh dự của nhà trường”.
C. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC, CHỈ TIÊU VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN:
1.Mục tiêu:
1.1. Các mục tiêu tổng quát
- Đào tạo thế hệ học sinh xã Phượng Kỳ thành những con người có phẩm chất đạo đức, có năng lực và kiến thức khoa học cơ bản, có kĩ năng sống, có sức khỏe và đời sống tinh thần tốt, tiếp tục học lên cao để đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương và đất nước.
- Phấn đấu và giữ vững trường THCS Phượng Kỳ là Tập thể Lao động Tiên tiến;  Xây dựng thành tập thể Xuất sắc và hướng tới đạt chuẩn quốc gia. 
1.2. Các mục tiêu cụ thể
+ Mục tiêu ngắn hạn: Đến năm 2020, Trường THCS Phượng Kỳ đánh giá ngoài đạt chuẩn chất lượng đạt cấp độ 2.
+ Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2020, Trường THCS Phượng Kỳ phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
+ Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2030, Trường THCS Phượng Kỳ phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:
- Chất lượng giáo dục được khẳng định; trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
- Tạo thương hiệu nhà trường trong huyện.
- Đánh giá ngoài đạt chuẩn chất lượng đạt mức độ 3.
2- Chỉ tiêu:
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên được đánh giá khá, tốt đạt trên 85%.
- Ít nhất 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và công tác.
- Có trên 50% số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin.
- Phấn đấu đến năm 2025: 100% CBQL, GV, NV có trình độ đại học.
2.2. Học sinh
- Chất lượng học tập:
+ Trên 50% có học lực khá, giỏi (trong đó 11% học lực giỏi).
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 5%; không có học sinh kém.
+ Tốt nghiệp THCS đạt từ 98% trở lên. Lên lớp hàng năm đạt từ 98% trở lên. Thi vào Trung học phổ thông đạt ít nhất 50% vào hệ công lập và có ít nhất 80% học Trung học phổ thông các hệ.
+ Giữ vững và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục THCS-Xoá mũ chữ.
+ Thi học sinh giỏi : Cấp huyện: hàng năm có từ 8-10 học sinh trở lên dự thi đạt giải; đồng đội xếp thứ 8-10 của huyện. Cấp tỉnh: năm  2017 – 2018, 2018 - 2019 có phấn đấu 1- 2 học sinh được gọi vào đội tuyển cấp tỉnh và từ 2020 đến 2030 có từ 1 học sinh trở lên đạt giải.
- Chất lượng đạo đức, kĩ năng sống:
+ Chất lượng đạo đức: đạt từ 94% trở lên hạnh kiểm khá, tốt.
+ Học sinh được trang bị các kĩ năng sống cơ bản, tích cực, tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
2.3. Cơ sở vật chất.
- Tham mưu với Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã đầu tư tăng cường cơ sở vật chất để hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn quốc gia vào giai đoạn 2019-2020.
Trong đó, nhu cầu cần có:
+ Xây dựng đủ 8 phòng học; nhà hiệu bộ, các công trình phụ trợ
+ Khối công trình: Cải tạo 6 phòng học bộ môn; hệ thống sân chơi 2.025m2, bãi tập 773.542 m2; Phòng Thư viện đáp ứng thư viện xuất sắc; Phòng thiết bị; Kho chứa thiết bị.
+ Khu hiệu bộ: Phòng làm việc: Văn phòng - phòng họp; Phòng Hiệu trưởng, Phòng Phó hiệu trưởng; Phòng Văn thư - lưu trữ; Phòng Kế toán; Phòng Y tế; Phòng Đoàn đội; Phòng truyền thống; Phòng hoạt động tổ bộ môn; Phòng Công đoàn; Phòng trực ban; Phòng Bảo vệ. 
- Sửa chữa nâng cấp phòng học, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học cho 12 phòng học hiện có trở thành các phòng học bộ môn.
- Trang bị thư viện, các phòng tin học, phòng chức năng theo hướng hiện đại.
- Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo các tiêu chí “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”, thân thiện.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2015-2018: đầu tư hoàn chỉnh xây dựng trường và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; phấn đấu đạt danh hiệu trường là Tập thể Lao động Tiên tiến và kiểm định, đánh giá chất lượng được công nhận đạt mức độ 2.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2019-2020: Nâng cao chất lượng giáo dục. Phấn đấu  trường Đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 1.
 - Giai đoạn 3: Từ năm 2020-2030:  Trường đạt chuẩn Quốc gia và được công nhận đạt chuẩn chất lượng mức độ mức độ 2.
D. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. Các giải pháp chung
Tuyên truyền nội dung kế hoạch chiến lược trên các phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên trong trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
 Xây dựng Văn hoá nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.
Thực hiện tốt, hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục. Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với chính quyền và các đoàn thể chính trị địa phương và cộng đồng.
II. Các giải pháp cụ thể
2.1. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học, giáo dục theo biên chế năm học và theo chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Triển khai thực hiện chương trình giáo dục, sách giáo khoa mới theo Đề ản đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo từ năm học 2017-2018.
 Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kĩ năng sống cơ bản.
 Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo đã và đang triển khai.
2.2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ.
 Xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; tư tưởng kiên định, vững vàng; đạo đức nghề nghiệp mẫu mực;  có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng CBQL giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.
 Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của CBQL, giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những người có thành tích xuất sắc.
 Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán, giáo viên trẻ, có năng lực bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.
Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ  giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.
2.3. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa.
 Hàng năm, huy động mọi nguồn lực (ngân sách nhà nước cấp, xã hội hoá, cấp trên đầu tư vv…) đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại hoá, chuẩn hoá. Quan tâm cải tạo, nâng cấp phòng học, trang thiết bị hiện có, cải tạo cảnh quan môi trường sư phạm xanh -sạch đẹp- thân thiện.
Tham mưu tích cực với địa phương về xây dựng cơ sở nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và các hoạt động giáo dục của nhà trường cụ thể là:  Xây tường bao bảo vệ; xây dựng 06 phòng học bộ môn; 8 phòng học, 01 nhà đa năng,  làm lán xe học sinh …. lán xe học sinh theo quy hoạch.
Ưu tiên đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, các phòng chức năng và phòng học bộ môn.
2.4. Nâng cao chất lượng quản lý toàn diện nhà trường bằng công nghệ thông tin.
Tiếp tục đầu tư máy tính và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng thông tin quản lí giữa giáo viên, các tổ chuyên môn với nhà trường liên thông qua hệ thống nối mạng Lan và Internet.
Xây dựng và khai thác có hiệu quả Website của nhà trường. Cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục của nhà trường qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi, sách, báo, các tạp chí… Khuyến khích giáo viên tham gia tích cực vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và ngành.
2.5. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục, huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục.
 Tuyên truyền, quảng bá nhà trường để thu hút các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục của nhà trường.
 Nhà trường, các tổ chức đoàn thể làm nòng cốt trong việc thực hiện mối quan hệ giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội.
Huy động các nguồn lực xã hội, cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân ủng hộ, giúp đỡ nhà trường về nhân lực, tài lực, vật lực.
2.6. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội, tăng cường giao lưu, hợp tác.
Từng bước xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường thông qua chất lượng giáo dục. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.
E.TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: 
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường. Kê hoạch chiến lược được đăng công khai trên Website của trường tại trang http://tk-thcsphuongky.haiduong.edu.vn/ và công khai tại trường, trên hệ thống thông tin đại chúng của địa phương.
2. Tổ chức: 
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
4. Đối với Hiệu trưởng: 
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:
Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường.
Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu lớn có liên quan đến nhiều đơn vị.
Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của nhà trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của nhà trường theo từng giai đoạn phát triển.
 5. Đối với Phó Hiệu trưởng:
 Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: 
Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
 Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) cho tổ mình, trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.
Tổ chức và phân công thực hiện hợp lí cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.
Chủ động xây dựng các dự án phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: 
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
8- Đối với học sinh: 
Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kĩ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học trung học hoặc học nghề.
Ra sức rèn luyện đạo đức để trở thành những người công dân tốt.
9. Ban Đại diện Hội cha mẹ học sinh
Tăng cường giáo dục gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức đối với con em.
Quản lí, giáo dục học sinh theo chức năng; tạo điều kiện cho con em mình có môi trường học tập lành mạnh, thân thiện. Phối hợp thường xuyên và có hiệu quả với nhà trường.
Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
 10. Các tổ chức đoàn thể trong trường:
Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. Giữ vai trò thường trực trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược của nhà trường.
Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triễn nhà trường.
F. KIẾN NGHỊ:    
1. Đối với Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã Phượng Kỳ: 
Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường và kinh phí tổ chức, hoạt động phù hợp với thực tế của trường. Chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương và nhân dân quan tâm có các biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và phát triển nhà trường THCS nói riêng. 
2. Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo huyện: 
Phê duyệt Kế hoạch chiến lược, tạo điều kiện giúp nhà trường thực hiện nội dung theo đúng Kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển.
Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược; chỉ đạo, giúp đỡ trường về cách tổ chức và thực hiện.
Quan tâm giúp đỡ về thực hiện nhiệm vụ các năm học;  tuyên truyền, quảng bá hoạt động nhà trường./.
Trên đây là Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Phượng Kỳ giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030. Hàng năm, hoặc mỗi giai đoạn theo lộ trình thực hiện kế hoạch sẽ có điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn./.

Nơi nhận:
-    Phòng GD-ĐT, UBND xã ( để phê duyệt)
-    Lưu VP


DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT

 

 

                    HIỆU TRƯỞNG

 

 

              Bùi Minh Tuân

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
* Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế: Thông báo cam kết chất lượng giáo dục của Trường THCS Phượng Kỳ học kỳ I năm học 2019 - 2020 (kèm theo Biểu mẫu 09). ... Cập nhật lúc : 7 giờ 36 phút - Ngày 29 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
* Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế: Thông báo cam kết chất lượng giáo dục của Trường THCS Phượng Kỳ học kỳ I năm học 2019 - 2020 (kèm theo Biểu mẫu 09). ... Cập nhật lúc : 7 giờ 32 phút - Ngày 29 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
Thực hiện công khai để người học, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội tham gia giám sát và đánh giá các cơ sở giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 57 phút - Ngày 20 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
Năm học 2019-2020 là năm học tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ "Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục" mỗi cán bộ gi ... Cập nhật lúc : 14 giờ 46 phút - Ngày 20 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận ... Cập nhật lúc : 8 giờ 3 phút - Ngày 20 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
Căn cứ kế hoạch năm học số 01 /KH-THCS TTr ngày 18 tháng 9 năm 2017 của trường THCS Phượng Kỳ, căn cứ theo Quyết định số: 02/QĐ-HT THCS TTr ngày 25 tháng 11 năm 2017 của Hiệu trưởng ... Cập nhật lúc : 23 giờ 2 phút - Ngày 7 tháng 5 năm 2018
Xem chi tiết
Sáng thứ hai, ngày 26/3/2018, hoà cùng không khí tưng bừng của thanh niên cả nước, kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931 – 26/3/2018, Ban chấp hành Đoàn xã Phượng Kỳ ... Cập nhật lúc : 22 giờ 4 phút - Ngày 7 tháng 5 năm 2018
Xem chi tiết
Được sự đồng ý của lãnh đạo PGD&ĐT huyện Tứ Kỳ, BGH Trường THCS Phượng Kỳ, ngày 03/4/2018 Công đoàn Trường THCS Phượng Kỳ, Chi Đoàn THCS Phượng Kỳ, hai tổ chuyên môn (tổ KHXH và tổ KHTN) đã ... Cập nhật lúc : 0 giờ 49 phút - Ngày 7 tháng 5 năm 2018
Xem chi tiết

Năm nay, Đảng ta tròn 83 tuổi, chừng ấy mùa xuân đã qua đi trải qua bao thăng trầm, lớp lớp đảng viên đã ng ... Cập nhật lúc : 15 giờ 42 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2013
Xem chi tiết

Chỉ đứng sau Văn miếu Quốc Tử Giám, với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 vị tiến sĩ, văn miếu Mao Điền đã trở thành n ... Cập nhật lúc : 15 giờ 40 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2013
Xem chi tiết

12